Thiếu thông tin sẽ cản trở đến quá trình tìm việc
Việc làm hiện là mối quan tâm hàng đầu của đại bộ phận sinh viên (SV). Xung quanh vấn đề việc làm và tình trạng khó khăn tìm việc làm của SV còn nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
Chấp nhận làm tạm
- Website Mạng Việc Làm sẽ giúp bạn có được những thông tin giúp bạn Tìm Việc Làm thậm chí là Tìm Việc Nhanh để trang trải cho cuộc sống!
Sự tăng nhanh số lượng các trường đại học, cao đẳng và số lượng SV trong lúc thị trường lao động với những ngành nghề ngày càng đa dạng, yêu cầu ngày càng cao hơn, nhưng việc tiếp cận thông tin để chuẩn bị cho việc làm phù hợp đối với đại bộ phận SV thì không nhiều.
Điều này dẫn đến tình trạng SV thất nghiệp hoặc làm không đúng ngành nghề được đào tạo, phần lớn họ phải chấp nhận làm tạm một công việc nào đó để có thu nhập và tiếp tục tìm kiếm cơ hội. Đây là bất cập và nó đang diễn ra khá phổ biến.
Đi sâu phân tích tình trạng SV tìm việc khó khăn, có thể thấy vấn đề mà SV ra trường thường hay mắc phải chính là khả năng thực hành chưa vững, trong đó nguyên nhân chính là do chỉ được đào tạo thiên về lý thuyết hơn là thực hành.
Do vậy, khi tốt nghiệp họ thường gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong công việc. Ngoài ra, tác phong công nghiệp cũng là hạn chế của SV vừa tốt nghiệp. Một lý do khác cũng rất đáng quan tâm là định hướng nghề nghiệp của SV.
|
Khi được hỏi “dự định sau khi tốt nghiệp là gì?” trong số 200/300 SV ở ký túc xá ĐH Quốc gia TPHCM trả lời điều tra thì 92,5% mong muốn có việc làm ngay. Nhưng cũng trong số này, có đến 50% cho rằng trước mắt tập trung cho học thật tốt kiến thức chuyên môn; số còn lại học thêm kỹ năng khác hoặc một ngành học khác.
Điều này cho thấy đối tượng được điều tra hầu như chưa có định hướng hoặc mơ hồ định hướng kế hoạch nghề nghiệp cho mình. Hệ quả là vì những lý do trên, SV sau khi ra trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Tư vấn, hỗ trợ việc làm chưa hiệu quả
- Bạn đang gặp rắc rối vì Tìm Việc khó khăn? Mang Viec Lam sẽ hỗ trợ bạn những thông tin tuyển dụng mới nhất!
Việc liên kết, hợp tác giữa nhà đào tạo – nhà tuyển dụng là rất cần thiết và bản thân các trường đều xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, ở đây, cần làm rõ hơn vai trò tư vấn, định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ việc làm cho SV. Hầu hết các trường đại học hiện nay đều thành lập phòng, trung tâm hoặc bộ phận chuyên về tư vấn, hỗ trợ việc làm cho SV.
Dù rất cố gắng đưa ra những chương trình, cách làm giúp SV tiếp cận với doanh nghiệp (DN) thông qua tổ chức các ngày hội, hội thảo nghề nghiệp, gặp gỡ giao lưu nhà tuyển dụng… nhưng nhìn chung, mô hình tư vấn, hỗ trợ việc làm cho SV tại các trường chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa giải quyết được nguyện vọng của SV trong vấn đề tự trang bị những năng lực nghề nghiệp cần thiết khác ngoài kiến thức chuyên môn, khả năng tìm việc phù hợp với năng lực và trình độ của bản thân.
Các kết quả điều tra của ĐH Quốc gia TPHCM cho biết trong 12 nguyên nhân chính được đưa ra để biện minh cho tình trạng khó khăn tìm việc thì nguyên nhân SV thiếu kỹ năng xin việc làm có mức độ đồng ý cao nhất; kế đến là thiếu thông tin về thị trường lao động và việc làm. Dù vậy, khi trả lời thì phần đông SV chưa hài lòng với công tác hỗ trợ của các trường.
Ngoài ra, điều tra về các hoạt động giúp SV trong định hướng và tìm kiếm việc làm, cũng cho thấy những hoạt động có tác động cao đến khả năng xin việc của SV như công tác liên kết với DN tạo cầu nối cho SV tìm hiểu thông tin việc làm trước khi tốt nghiệp, tổ chức trang bị kỹ năng về ngoại ngữ, tư vấn nghề nghiệp, các kỹ năng “mềm” cũng đều bị xem là dưới mức trung bình. Nói chung, công tác tư vấn việc làm ở các trường đại học chưa thực sự có hiệu quả đối với SV.
Như vậy, song song với cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, các trường không thể xem nhẹ công tác tư vấn, hỗ trợ việc làm, tạo điều kiện để SV tiếp cận DN, chủ động hơn trong tìm kiếm việc làm.
Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply