Những điều tuyệt đối không nên đưa vào CV của mình
Theo ông Jacqui Barrett-Poindexter, chủ tịch công ty tư vấn Career Trend, Dallas, nếu bạn định tạo mục riêng để nói về những kỹ năng trong CV của mình, cần tập trung vào các kỹ năng chuyên môn và năng lực – đừng liệt kê kỹ năng mềm vào đó. Barrett-Poindexter nói: “Kỹ năng mềm rất quan trọng, nhưng tôi sẽ đưa chúng vào phần kinh nghiệm làm việc. Vậy, nơi bạn có thể làm bừng sáng các kỹ năng mềm của mình là ở đâu? Đó chính là thư xin việc.
Thế nào là một CV tốt?
Nó phải nêu bật được các kỹ năng, kinh nghiệm của bạn, quá trình làm việc và những thành tựu quan trọng để các nhà tuyển dụng có thể biết được liệu bạn có đủ điều kiện để đảm nhận công việc đó hay không.
Nhưng có một điều bạn không biết là có một thứ không nên chiếm chỗ trong CV của bạn – những thứ không giúp làm tăng cơ hội tìm việc của bạn và cũng không đem lại lợi ích gì hết. Hãy nhớ rằng mỗi từ trong CV của bạn đều có giá trị, theo Kelly Marinelli, nhà phân tích tài năng tại Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực và chủ tịch của Solve HR, Inc.
Vậy, những thứ tuyệt đối không nên đưa vào CV của bạn là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp
Bạn có biết mục tiêu nghề nghiệp đã trở nên lỗi thời. Wendy Enelow, đồng tác giả của Modernize Resume cho biết: “Nó cho nhà tuyển dụng thấy được những kì vọng mà bạn muốn từ họ, trong khi điều cần phải tập trung vào đó là những nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Bạn mới ra trường và đang muốn tìm việc làm nhưng chưa có kinh nghiệm hãy đến với chúng tối với nhiều yêu cầu tuyển nhân viên lớn của các nhà tuyển dụng lớn sẽ có công việc phù hợp với bạn để bạn tìm việc làm thêm
Alyssa Gelbard, chủ tịch của công ty tư vấn nghề nghiệp toàn cầu Point Road Group, cho biết thêm, bằng cách đưa ra một mục tiêu nghề nghiệp, “Bạn cơ bản là đang tự lừa gạt mình. Nếu bạn nộp đơn vào 1 công việc không phải là mục tiêu nghề nghiệp của mình, và bạn nói với nhà tuyển dụng rằng đây không phải là công việc phù hợp với bạn, nó sẽ khép lại cơ hội của bạn ngay lập tức.” Thay vì đưa ra một mục tiêu, Enelow khuyên bạn nên bắt đầu CV của bạn với một bản tóm tắt nghề nghiệp, nơi bạn có thể làm nổi bật những gì bạn có mang đến cho công ty cũng như cách bạn sẽ nâng tầm giá trị của công ty.
Xem Thêm: Top 5 kinh nghiệm làm kiến trúc sư cho sinh viên mới ra trường
Địa chỉ nhà của bạn
Do các vấn đề riêng tư và khả năng bị giả mạo danh tính nếu hồ sơ của bạn nằm trong tay của kẻ xấu, Enelow khuyên bạn không nên đưa địa chỉ nhà của mình vào hồ sơ. Tuy nhiên, nếu bạn xin việc ở địa phương, bà khuyên rằng bạn nên ghi chi tiết để họ biết rằng bạn là người sống trong khu vực đó. Nhưng bạn vẫn có thể gạch bỏ luôn địa chỉ nhà nếu công ty đó cách xa nơi bạn sống, để bạn không vô tình tự loại mình ra khỏi danh sách nếu họ muốn tuyển ứng viên gần công ty.
Liệt kê kỹ năng mềm trong phần kỹ năng
Theo ông Jacqui Barrett-Poindexter, chủ tịch công ty tư vấn Career Trend, Dallas, nếu bạn định tạo mục riêng để nói về những kỹ năng trong CV của mình, cần tập trung vào các kỹ năng chuyên môn và năng lực – đừng liệt kê kỹ năng mềm vào đó. Barrett-Poindexter nói: “Kỹ năng mềm rất quan trọng, nhưng tôi sẽ đưa chúng vào phần kinh nghiệm làm việc. Vậy, nơi bạn có thể làm bừng sáng các kỹ năng mềm của mình là ở đâu? Đó chính là thư xin việc.
Phông chữ rườm rà
Đừng dùng những phông chữ màu mè và cầu kì mà thay vào đó hãy chọn 1 phông vừa chuyên nghiệp vừa dễ đọc. Ví dụ, Calibri và Verdana là các phông chữ chuẩn sẽ không bị bể phông khi được chuyển tới mail của nhà tuyển dụng. Do đó, bạn nên chọn những font chữ đơn giản và dễ nhìn nhé!
Dùng từ đặc biệt, chuyên ngành
Nhiều người tìm việc thường mắc sai lầm trong việc sử dụng thuật ngữ, chức danh công việc hoặc từ viết tắt dành mà họ dùng ở công ty cũ nhưng không phổ biến cho ngành. Theo Marinelli, những từ đó có thể làm cho một số nhà tuyển dụng hiểu nhầm, dù họ có là những chuyên gia đi chăng nữa. Do đó, hãy hạn chế tối đa đưa những từ ngữ chuyên ngành vào CV của mình, tốt nhất bạn nên chuyển nó về dạng ngôn ngữ dễ hiểu nhất, nếu không chính bạn là người tự tước đi cơ hội nghề nghiệp của mình.
Địa chỉ email không chuyên nghiệp hoặc đã lỗi thời
CV của bạn là bước đầu tiên để giới thiệu bản thân của bạn cho một nhà tuyển dụng 1 cách thật chuyên nghiệp, vì vậy bạn tốt hơn nên có một địa chỉ email chuyên nghiệp. Nếu bạn vẫn đang sử dụng địa chỉ email dùng từ trường trung học như cobedethuong@gmail.com hoặc changtraicodon@gmail.com, đây chính là lúc để tạo một địa chỉ email mới.
Leave a Reply