Chứng khoán toàn cầu chao đảo vì nợ xấu ở Mỹ
Theo trang web chính thức của FED, trong ngày hôm qua vẫn chưa có một cuộc họp nào liên quan tới lãi suất được tổ chức. Tuy nhiên, kỳ vọng của nhà đầu tư về khả năng FED cắt giảm lãi suất đã tác động mạnh mẽ tới thị trường. Đầu phiên hôm qua, chỉ số Dow Jones vẫn mất hơn 300 điểm, nhưng đến cuối phiên bắt đầu phục hồi và vào lúc đóng cửa, chỉ giảm khoảng 15 điểm so với phiên trước.
Cơn đại hồng thủy tín dụng khởi phát từ Mỹ, quét qua châu Âu và tràn sang châu Á, khiến chứng khoán toàn cầu mất điểm suốt từ tuần trước tới nay. Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã tung ra hàng trăm tỷ USD để cứu vãn tình hình, song dường như vẫn chưa đủ.
Các nhà đầu tư tại sàn New York đang kỳ vọng lãi suất sẽ được cắt giảm. Ảnh: AFP. |
Đến cuối phiên giao dịch hôm thứ tư (15/8), chỉ số công nghiệp Dow Jones bắt đầu xuống dưới 13.000 điểm và tiếp tục tụt dốc mạnh vào đầu phiên giao dịch hôm qua. Tính chung, cổ phiếu của 30 công ty hàng đầu Mỹ trong nhóm Dow Jones đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua.
Cú hắt hơi của người khổng lồ khiến chợ chứng khoán toàn cầu bấn loạn. Chỉ số FTSE 100 đóng cửa phiên giao dịch hôm qua ở mức 5.859 điểm, giảm 4,1%. Đây là ngày có tỷ lệ sụt giảm lớn nhất của FTSE kể từ tháng 3/2003.
Cũng ở khu vực châu Âu, chỉ số Dax của Đức giảm 2,4% xuống mức 7,270 điểm; Cac của Pháp giảm 3,3% xuống 5,265 điểm. Dẫn đầu nhóm giảm giá ở châu Âu là cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất Đức Deutsche Bank AG và ngân hàng Pháp BNP Paribas SA. Các cổ phiếu chẳng liên quan nhiều tới tài chính ngân hàng như BHP Billiton hay Rio Tinto cũng mất điểm.
Còn ở châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật đã xuống dưới 16.000 điểm, thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Các cổ phiếu ngành tài chính ngân hàng cũng dẫn đầu thị trường về tốc độ trượt giá.
- Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.
Đà suy thoái trên thị trường chứng khoán thế giới những ngày qua bắt nguồn từ lo ngại về tình trạng nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực cho vay cầm cố ở Mỹ. Tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này, để khuyến khích người dân vay tiền mua nhà, suốt một thời gian dài, các tổ chức tín dụng đã áp dụng cơ chế rất linh hoạt, không quan tâm nhiều tới khả năng chi trả của khách hàng, miễn là họ chấp nhận lãi suất cao.
Rủi ro phát sinh khi lãi suất cho vay cầm cố ở Mỹ gia tăng, thị trường bất động sản sốt nóng, ngày càng nhiều người bị đẩy vào thế khó trả nợ nhà băng. Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống tín dụng tăng cao, đặc biệt ở mảng cho vay theo hình thức nói trên. Người ta ước chừng loại nợ xấu này có thể lên đến 300 tỷ USD.
Tính chung từ đầu 2006 tới nay, hơn 70 hãng cho vay cầm cố ở Mỹ đã ngừng hoạt động hoặc chờ rao bán. Đầu tuần này, American Home Mortgage, từng nằm trong top 10 nhà cho vay cầm cố lớn nhất Mỹ, đệ đơn xin phá sản. Cùng lúc đó, hai hãng Aegis (trụ sở ở Houston) và National City (ở Cleveland) đồng thời tuyên bố ngừng tiếp nhận yêu cầu vay mới.
Cơn hỗn loạn tín dụng lên đến đỉnh điểm vào đầu tuần này, khi nhà cho vay cầm cố lớn nhất Mỹ, Countrywide, thừa nhận đang lâm vào khó khăn. Tỷ lệ nợ xấu tính đến tháng 7 của Countrywide lên mức cao nhất trong vòng 5 năm qua. Hãng cũng cho biết đang cần hỗ trợ 11,5 tỷ USD tiền mặt để duy trì hoạt động hằng ngày.
Ngay sau khi Countrywide công bố các thông tin trên, cổ phiếu của hãng giảm 13%. Tình hình càng trở nên tồi tệ khi tập đoàn tư vấn tài chính Merrill Lynch khuyến cáo khách hàng của mình nên nghĩ đến việc bán cổ phiếu Countrywide.
Hàng loạt cổ phiếu tài chính cùng lâm nạn với Countrywide, kéo theo đó là đợt tháo chạy trên toàn thị trường chứng khoán New York. Nguy cơ khủng hoảng tín dụng do nợ xấu dâng cao là đòn trời giáng với các nhà đầu tư tài sản có tính rủi ro cao như cổ phiếu.
Một nhà đầu tư Ấn Độ không giấu nổi vẻ thất vọng khi theo dõi giá chứng khoán bên ngoài Sở Giao dịch Bombay. Ảnh: AFP. |
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson nhận định cơn hỗn độn trong hệ thống tín dụng là án phạt penalty cho việc tăng trưởng mạnh mẽ thời gian qua, dù rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đủ sức bắt, trị bệnh để không bị rơi vào suy thoái.
William Poole, Giám đốc Cục Dự trữ liên bang (FED) khu vực St. Louis, cũng tin tưởng khủng hoảng trong mảng cho vay cầm cố chưa đến mức đe dọa kinh tế Mỹ, song nó là một tai họa cần được dẹp bỏ bằng biện pháp mạnh, cụ thể là cắt giảm lãi suất. Lãi suất cơ bản của Mỹ được duy trì ở mức 5,25% suốt từ mùa hè năm ngoái nhằm chống lại nguy cơ lạm phát.
Trên thực tế, trong những ngày qua, FED cũng như nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã rất nỗ lực tháo gỡ khó khăn. Tính tới cuối ngày hôm qua, FED đã bơm 88 tỷ USD tiền mặt để hỗ trợ khả năng chi trả cho các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) còn mạnh tay hơn, chi tới 283,2 tỷ USD cho toàn hệ thống tín dụng.
Tuy nhiên, lượng tiền khổng lồ nêu trên dường như vẫn chưa đủ. Các chuyên gia cho rằng, tình hình sẽ sáng sủa hơn nếu FED sử dụng tới công cụ lãi suất. Các nhà đầu tư cũng rất kỳ vọng vào khả năng này. Theo họ vấn đề bây giờ không phải là FED có cắt giảm hay không mà là cắt giảm bao nhiêu và vào lúc nào.
- Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Một nhà đầu tư 74 tuổi, tên Barton Biggs, nhận xét công chúng đang mất niềm tin vào hệ thống tín dụng và điều này sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế. “Điều này lý giải tại sao FED phải cắt giảm lãi suất và lấy lại niềm tin cho toàn hệ thống tín dụng”.
Theo trang web chính thức của FED, trong ngày hôm qua vẫn chưa có một cuộc họp nào liên quan tới lãi suất được tổ chức. Tuy nhiên, kỳ vọng của nhà đầu tư về khả năng FED cắt giảm lãi suất đã tác động mạnh mẽ tới thị trường. Đầu phiên hôm qua, chỉ số Dow Jones vẫn mất hơn 300 điểm, nhưng đến cuối phiên bắt đầu phục hồi và vào lúc đóng cửa, chỉ giảm khoảng 15 điểm so với phiên trước.
Hầu hết các cổ phiếu tài chính trong nhóm S&P 500 đều tăng 3,5%. Đây là lần đầu tiên trong suốt 6 phiên vừa qua, các cổ phiếu này lên điểm. Nhiều nhà đầu tư vội vã quay trở lại thị trường, tranh thủ mua vào trong nửa giờ giao dịch cuối cùng của ngày hôm qua.
Với đà phục hồi cuối phiên hôm qua, các công ty trong nhóm Dow Jones gỡ gạc khoảng 105 tỷ USD, còn nhóm S&P 500 lấy lại 369 tỷ USD giá trị đã mất.
Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply