Các câu hỏi tuy đơn giản nhưng lại đầy ẩn ý của các nhà tuyển dụng
Nếu bạn trả lời dài dòng nhưng lan man, không thể hiện được những ưu khuyết điểm của bản thân thì chắc chắn rằng nhà tuyển dụng sẽ khó lòng đánh giá cao khả năng của bạn. Hãy sắp xếp những thứ tự ưu tiên cho từng điểm mạnh và yếu, chọn lọc ra những điểm quan trọng và liên quan nhất đến với yêu cầu công việc. Tránh vòng vo và thể hiện sự lúng túng của mình.
Bước vào vòng phỏng vấn, bạn đã chuẩn bị rất kỹ càng từ kĩ năng giao tiếp, kiến thức chuyên môn đến thái độ chuyên nghiệp trong lúc phỏng vấn. Thế nhưng, nếu như bạn chỉ tập trung vào bức tranh lớn mà quên đi những chi tiết nhỏ cần phải chú ý tới thì phần trăm bạn không vượt qua được vòng phòng vấn cũng sẽ rất cao đấy. Bạn đã chuẩn bị cho những câu hỏi cực đơn giản nhưng đầy ẩn ý sau đây mà nhà tuyển dụng sẽ đặt cho bạn?
Bạn cảm thấy mình đã hoàn thành buổi phỏng vấn khá tốt với nhà tuyển dụng. Khả năng bạn được nhận vào công ty là gần như 100%, thế nhưng một tuần sau bạn vẫn ngậm ngùi nhận được thư cảm ơn từ nhà tuyển dụng. Bạn hoang mang không biết mình đã thể hiện không tốt ở điểm nào? Đừng chỉ chăm chăm nhìn vào các câu hỏi liên quan đến chuyên môn công việc hay kĩ năng cần phải có, những câu hỏi nghe vô cùng đơn giản nhưng lại vô cùng ẩn ý từ nhà tuyển dụng cũng sẽ là nhân tố khiến bạn không được nhận đấy. Hãy cùng tham khảo xem đó là những câu hỏi nào nhé.
Bạn đang tìm thông tin tuyển dụng của các công ty hay tìm việc làm bán hàng, tìm việc làm công nghệ thông tin mà chưa được nên muốn bổ sung kinh nghiệm tìm việc làm hãy đến với chúng tôi để được tư vấn cho dù bạn cần kinh nghiệm quản lý nhân sự
1. Giới thiệu về bản thân của bạn
Đây được là một trong những câu hỏi rất thường được sử dụng để bắt đầu cho buổi phỏng vấn. Bạn biết không, phần mở đầu bao giờ cũng quan trọng và dễ gây ấn tượng với bất kì nhà tuyển dụng nào. Vì vậy, nếu bạn mô tả về bản thân mình quá hời hợt hoặc vòng vo, không rõ ràng thì họ sẽ không thấy được bất kì điểm nổi bật nào của bạn. Là một ứng viên tiềm năng, điều cơ bản mà bạn cần phải chuẩn bị đó là cách giới thiệu bản thân mình sao cho vừa ngắn gọn vừa súc tích và vừa thể hiện được hết những điểm mạnh của mình. Có khá nhiều ứng viên khi được yêu cầu giới thiệu bản thân, họ không biết nói gì ngoài trình độ học vấn và sở thích cá nhân. Ngược lại, có những ứng viên mô tả rất nhiều về bản thân mình, tuy nhiên lại không liên quan gì đến mục tiêu nghề nghiệp và khả năng của bản thân. Tất cả những câu trả lời hời hợt và lan man trên sẽ khiến cho bạn có điểm trừ rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng.
Xem Thêm: Top 6 điều mà bạn không nên làm khi mà sa thải nhân viên
2. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn
Bất kì nhà tuyển dụng nào cũng muốn thấy ứng viên của mình là một người hiểu rõ về bản thân về những khả năng và năng lực của ứng viên đó. Ứng viên tiềm năng là người biết rõ những thế mạnh mà mình cần phát huy và những điểm yếu cần được cải thiện. Nếu bạn trả lời dài dòng nhưng lan man, không thể hiện được những ưu khuyết điểm của bản thân thì chắc chắn rằng nhà tuyển dụng sẽ khó lòng đánh giá cao khả năng của bạn. Hãy sắp xếp những thứ tự ưu tiên cho từng điểm mạnh và yếu, chọn lọc ra những điểm quan trọng và liên quan nhất đến với yêu cầu công việc. Tránh vòng vo và thể hiện sự lúng túng của mình.
3. Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ
Câu hỏi này nếu như bạn không khéo trong cách trả lời thì chắc chắn bạn sẽ rất khó vượt qua được vòng phỏng vấn. Vì sao lại như vậy? Nhà tuyển dụng luôn muốn biết lý do vì sao bạn nghỉ việc, thông qua cách trả lời, họ sẽ đánh giá được thái độ của bạn khi hợp tác với công ty trước đó. Nếu bạn vô tư đi “nói xấu” công ty cũ, chê bai các chính sách hay bày tỏ những xích mích với các đồng nghiệp, thì thật không may, bạn đã tự đưa mình vào bẫy của nhà tuyển dụng rồi đấy. Từ những câu trả lời thiếu suy nghĩ đó, họ sẽ đánh giá không hề tốt về thái độ của bạn tại công ty cũ cho dù kiến thức của bạn có tốt đến đâu đi chăng nữa. Cách tốt nhất để trả lời cho câu hỏi này nên dựa vào các yêu cầu của công ty đang ứng tuyển để tìm một cơ hội tốt hơn để phát triển sự nghiệp tương lai.
4. Bạn biết gì về công ty của chúng tôi
Đây là dạng câu hỏi tuy đơn giản nhưng sẽ là một trong những yếu tố khiến nhà tuyển dụng cân nhắc lựa chọn bạn hay không. Nếu bạn thể hiện sự thiếu hiểu biết của mình về những kiến thức cơ bản của công ty thì sẽ là điểm trừ vô cùng lớn trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn muốn ứng tuyển vào công ty nhưng bạn không tìm hiểu bất kì thông tin nào về văn hóa cũng như những cột mốc quan trọng của công ty. Vậy làm sao có thể thấy được sự quan tâm và thái độ nghiêm túc của bạn dành cho công ty và vị trí công việc mà bạn ứng tuyển? Đừng chủ quan bỏ quên câu hỏi đơn giản như thế này, bởi đây là cách để bạn cho thấy rõ nhất nguyện vọng hợp tác của mình dành cho công ty.
5. Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào công ty chúng tôi
Nhà tuyển dụng sẽ không mong đợi bạn ca ngợi hết lời về những thành tích của công ty, điều họ muốn nhận được từ ứng viên đó là bạn có thể chỉ ra cho họ những điểm mạnh và nổi bật của công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Bằng cách này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn rất cao bởi sự nghiêm túc và thái độ thật sự quan tâm tâm đến công ty. Câu hỏi này tuy đơn giản với nhiều ứng viên là bởi họ có thể thao thao ca ngợi hết lời về công ty, câu trả lời chắc chắn không sai nhưng bạn hãy nhớ, đó không phải là điều mà nhà tuyển dụng muốn nghe. Vì vậy hãy cân nhắc thật kĩ để đưa ra câu trả lời của mình.
Những câu hỏi cực đơn giản nhưng chứa đầy ẩn ý trên từ nhà tuyển dụng sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn tìm hiểu và có sự chuẩn bị tốt cho câu trả lời của mình. Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan, không tinh tế trong cách trả lời thì cũng sẽ khiến bạn khó vượt qua được bất kì vòng phỏng vấn nào. Vì vậy để tự tin hơn trong các buổi phỏng vấn, bạn hãy dành thời gian chuẩn bị thật tốt cho bất kì những câu hỏi nào từ nhà tuyển dụng nhé! Chúc bạn thành công.
Leave a Reply