Các cách yêu cầu tăng lương gây hiệu quả ngược
Hãy loại bỏ ngay các giải trình mang tính cá nhân nếu bạn đang có dự định yêu cầu tăng lương nhé! Thay vào đó, ở kỳ xét thưởng định kỳ của công ty, bạn có thể lồng ghép những lý do này một cách khéo léo để sếp hiểu, thông cảm và chia sẻ nhiều hơn với bạn bằng một số chính sách hợp lý dành riêng cho nhân viên.
Nếu muốn được tăng lương, bạn có thể thẳng thắn đàm phán và trao đổi với công ty dựa trên những lý do chính đáng. Tuy nhiên, hãy thận trọng trong cách yêu cầu tăng lương kẻo sẽ gây ra những hiệu quả ngược. Cùng xem qua 4 cách yêu cầu tăng lương thường gây phản tác dụng nhất mà mọi người hay phạm phải nhé!
1. Đưa ra những so sánh với đồng nghiệp cùng cấp
Trong quá trình làm việc thực tế, hẳn không ít người khó tránh khỏi việc cảm thấy bất công khi biết lương đồng nghiệp khác cùng cấp cao hơn mình. Thế là như một phản xạ, bạn lập tức lập ngay danh sách những điều cần so sánh với mục đích chứng minh rằng mình xứng đáng được tăng lương. Tức tốc đi tìm sếp quản lý trực tiếp hoặc người quản lý nhân sự khiếu nại về vấn đề này và lên tiếng đòi công bằng mà đôi khi bạn quên mất trách nhiệm tự xét lại những kết quả thực tế quá trình làm việc của bản thân.
Bạn đang tìm thông tin tuyển dụng của các công ty hay tìm việc làm bán hàng, tìm việc làm công nghệ thông tin mà chưa được nên muốn bổ sung kinh nghiệm tìm việc làm hãy đến với chúng tôi để được tư vấn cho dù bạn cần kinh nghiệm quản lý nhân sự
Hãy biết rằng hành động này thường ít thu về kết quả vì việc tăng lương không chỉ dựa trên cấp bậc mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác như năng lực cá nhân, thời gian cống hiến, thành quả công việc, hiệu suất làm việc và nỗ lực đóng góp của mỗi cá nhân… Thêm vào đó, bạn hãy cực kỳ thận trọng khi đưa ra lời so sánh hoặc đánh giá liên quan đến đồng nghiệp khác. Bởi nếu không phải là người quản lý và phân công việc cho đồng nghiệp, làm sao bạn có thể biết đầy đủ những gì họ làm để nhận định rằng mức lương không công bằng với bạn.
So sánh là sai lầm khá phổ biến, nhiều người đã vô tình mắc phải mà không ngờ rằng nó phản tác dụng. Trong những lần yêu cầu tăng lương sắp đến, nếu muốn so sánh, bạn chỉ nên đánh giá năng lực bản thân so với mô tả công việc đồng thời đối chiếu mức lương mình hiện có so với thang lương chung của vị trí mình phụ trách trên thị trường.
Xem Thêm: Top 9 dấu hiệu cho thấy bạn nên cân nhắc nghỉ việc
2. Xin nghỉ việc để được tăng lương
Bạn đã bao giờ thử gửi thông báo nghỉ việc nhằm mục đích tạo sức ép buộc sếp phải tăng lương hay chưa? Một số người thực sự đã thành công với cách làm này, tuy nhiên nên nhớ rằng đó chỉ là số ít.
Cách đề nghị tăng lương này lợi thì chỉ có một nhưng bất lợi lại tiềm ẩn rất nhiều. Về mặt tâm lý thì đây là cách làm sứt mẻ tình cảm và gây mích lòng nhất. Những so sánh, ganh tị hay lý do không thuyết phục nào đó vẫn không mang sức “công phá” và làm rạn nứt mối quan hệ như lời đe doạ sẽ ra đi. Về mặt xây dựng sự nghiệp, quyết định xin nghỉ việc để được tăng lương được ví như bạn chớp lấy lợi ích tức thì và chấp nhận đánh mất các tiềm năng, cơ hội phát triển lớn hơn trong tương lai. Vì thế, đây chỉ nên là “chiêu” cuối cùng bạn áp dụng khi đã thực sự hết cách, bạn đã cố gắng nhiều lần rồi mà không thể đạt được những thoả thuận như mong muốn trước đó với công ty.
3. Giải trình những lý do mang tính cá nhân
Yêu cầu công ty tăng lương vì bản thân đang có những vấn đề cá nhân như nợ nần, kế hoạch xây sửa nhà cửa, cưới hỏi, sinh con… là điều tuyệt đối nên tránh bởi đây hoàn toàn là việc riêng tư mà công ty không có trách nhiệm chi trả cho bạn. Đưa ra một gợi ý tăng lương vì lý do hết sức riêng tư vừa kể trên là hành động kém chuyên nghiệp và hoàn toàn không hợp lý. Cách làm này đôi khi còn khiến sếp phải “ngẫm nghĩ” lại về khả năng làm việc hiệu quả và logic của bạn trong các dự án tương lai nữa đấy.
Hãy loại bỏ ngay các giải trình mang tính cá nhân nếu bạn đang có dự định yêu cầu tăng lương nhé! Thay vào đó, ở kỳ xét thưởng định kỳ của công ty, bạn có thể lồng ghép những lý do này một cách khéo léo để sếp hiểu, thông cảm và chia sẻ nhiều hơn với bạn bằng một số chính sách hợp lý dành riêng cho nhân viên.
4. Đột ngột gửi email đến nhân sự không thông qua sếp quản lý trực tiếp
Hậu quả phải nhắc đến khi một nhân viên thực hiện hành động này đó chính là sự tức giận và tổn thương của người quản lý trực tiếp vì cảm giác không được tôn trọng. Bạn thử hình dung xem, vì sao họ là người lập kế hoạch, phân công, theo dõi và giám sát mọi tiến độ công việc của bạn, cùng bạn ăn mừng thành quả hoặc đi đầu chịu trận những khi nghe Ban Giám đốc chất vấn và khiển trách về sai sót của bộ phận lại là người bị bạn “cho ra rìa” khi muốn trao đổi về lương bổng?
Hãy nhớ rằng xác định mức lương cho một nhân sự luôn gắn liền với công việc và trách nhiệm cụ thể nhân viên đó đảm nhiệm, mà không ai khác hơn người quản lý trực tiếp nắm rõ điều đó, kể cả phòng nhân sự! Dù quy định ở một số ít công ty khiến bạn bối rối không biết nên đàm phán tăng lương với sếp hay quản lý nhân sự, thực tế cho thấy sếp trực tiếp không nhất thiết phải biết mức lương cụ thể của nhân viên dưới quyền nhưng vẫn là người có thể ảnh hưởng đến phần trăm tăng lương của bạn. Vì vậy, thảo luận trước với sếp trực tiếp để hiểu hơn về tình hình hiện tại của công ty và nhận sự hỗ trợ từ sếp trong việc thương thảo mức tăng lương với bộ phận nhân sự vẫn là cách làm tế nhị và hiệu quả nhất.
Thực tế công việc và cuộc sống là muôn màu, không phải lúc nào cũng cùng một khuôn phép. Những tình huống đặt ra và lời khuyên chỉ nhằm mục đích để bạn có những sự suy xét đa chiều và cân nhắc thận trọng trước khi ra một quyết định liên quan đến công việc. Trong chặng đường phát triển sự nghiệp của mỗi cá nhân, tin rằng sẽ có rất nhiều lần bạn đối diện với mong muốn được tăng lương. Đôi khi tình huống cực kỳ suôn sẻ, đôi lúc lại cần nhiều nỗ lực hơn, dù thế nào vẫn mong rằng bạn luôn giữ được sự uyển chuyển và thái độ chuyên nghiệp đúng mực để đạt được thành công nhé!
Leave a Reply