Đừng nên nghĩ phải đáp ứng được hết mọi yêu cầu của mô tả mới dám gửi thư xin việc làm
Thực tế, ứng viên phù hợp với mọi yêu cầu được liệt kê hiếm gặp tới mức các nhà tuyển dụng gọi họ là “những chú kỳ lân”. Có nhiều cách giúp bạn đủ điều kiện để được nhận làm, và đáp ứng từng gạch đầu dòng trong danh sách “kinh nghiệm” chỉ là một trong số đó thôi – ngoài ra còn khả năng giao tiếp tốt hoặc tiếp thu nhanh chóng v.v… nữa.
Đang lơ đễnh dò tìm cơ hội việc làm trên mạng, đôi mắt bạn đột nhiên bừng sáng – công việc này xem chừng thú vị đây! Nhưng sau khi đọc mục yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn nhận ra rằng mình không có tất cả các kỹ năng được liệt kê. Mặc dù tin tưởng bản thân có thể đảm nhiệm tốt công việc, bạn lại cảm thấy mình không đủ điều kiện. Những yêu cầu kia tuy làm bạn nhụt chí, nhưng hãy cứ tự tin ứng tuyển đi!
Chú kỳ lân ngàn năm có một.
Lý tưởng nhất cho một nhà tuyển dụng là thuê được ứng viên có đủ mọi yêu cầu đã được liệt kê, nhưng các bản mô tả công việc thường được viết khái quát nhằm thu hút số lượng lớn ứng cử viên. Họ hay tìm kiếm ứng viên có một số kỹ năng được yêu cầu, chứ không phải tất cả trong số đó.
Thực tế, ứng viên phù hợp với mọi yêu cầu được liệt kê hiếm gặp tới mức các nhà tuyển dụng gọi họ là “những chú kỳ lân”. Có nhiều cách giúp bạn đủ điều kiện để được nhận làm, và đáp ứng từng gạch đầu dòng trong danh sách “kinh nghiệm” chỉ là một trong số đó thôi – ngoài ra còn khả năng giao tiếp tốt hoặc tiếp thu nhanh chóng v.v… nữa.
Bạn mới ra trường và đang muốn tìm việc làm nhưng chưa có kinh nghiệm hãy đến với chúng tối với nhiều yêu cầu tuyển nhân viên lớn của các nhà tuyển dụng lớn sẽ có công việc phù hợp với bạn để bạn tìm việc làm thêm
Tuy nhiên, nếu bạn không phù hợp với tất cả các yêu cầu cơ bản, tốt hơn hết là hãy thể hiện bản thân một cách tốt nhất. Có một vài điều bạn có thể làm để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn phù hợp với công việc.
Tạo hồ sơ xin việc riêng theo từng công việc.
Mặc dù đã có một bộ hồ sơ cơ bản dùng cho mọi trường hợp, bạn nên chỉnh sửa nó tùy theo tùy công việc mà bạn ứng tuyển. Làm nổi bật những kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến những gì công ty đó đang tìm kiếm và luôn liệt kê những kinh nghiệm có liên quan nhất ở phần đầu hồ sơ. Ghi mô tả về những gì bạn đã làm trong quá khứ tương ứng với phần mô tả công việc, và nó sẽ thu hút được sự chú ý từ nhà tuyển dụng.
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của thư xin việc.
Đây là cơ hội cho bạn kể một câu chuyện hấp dẫn để lấp đầy khoảng trống trong hồ sơ. Tìm những người bạn có kỹ năng viết tốt, nhờ họ xem giúp và chỉnh sửa thư xin việc cho mình, và đảm bảo bạn đã đề cập tới mọi thứ mình có thể mang đến cho công ty. Tránh nói về lý do tại sao bạn quan tâm đến công ty mà tập trung vào lý do tại sao họ nên quan tâm đến bạn. Hãy tự tin, rõ ràng và dẫn dắt bằng thế mạnh của bạn, cho dù chúng có phù hợp với mô tả công việc hay không.
Tập trung vào các dự án cá nhân.
Nếu bạn quan tâm đến một lĩnh vực nhưng chưa chính thức làm việc trong lĩnh vực đó, hãy cho thấy rằng bạn say mê và có hiểu biết cơ bản về lĩnh vực này. Các bài đăng trên blog, dự án và các khóa học trực tuyến là một cách hay để lấp đầy lỗ hổng trong kinh nghiệm làm việc của bạn và cung cấp bằng chứng về các kỹ năng mà lịch sử công việc của bạn có thể không thể hiện được.
Làm nổi bật các kỹ năng cốt lõi.
Các công ty luôn tìm kiếm nhân viên có thể phát triển và thích ứng với một vai trò nếu có sự thay đổi, và các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm một số kỹ năng cơ bản ngoài các yêu cầu của một công việc cụ thể. Ví dụ như kỹ năng viết và giao tiếp, kỹ năng trình bày, kinh nghiệm lập kế hoạch dự án và kinh nghiệm làm việc trong một môi trường có nhịp độ nhanh.
Ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng được yêu cầu đánh giá các kỹ năng cốt lõi này; việc cho thấy bạn sở hữu chúng có tầm quan trọng ngày càng tăng và có thể cân bằng các năng lực khác mà bạn không có. Nhà tuyển dụng biết việc dạy cho ai đó cách sử dụng công cụ sẽ dễ dàng hơn là dạy họ làm người biết giải quyết vấn đề.
Phương châm khi đề cập đến ứng tuyển là: Nếu không tham gia, bạn không thể giành chiến thắng. Đừng tự loại mình khỏi cuộc đua bằng cách không ứng tuyển, và hãy tự tin vào bản thân và kỹ năng của bạn. Phát huy thế mạnh của mình, cho thấy bạn có thể học việc nhanh chóng và luôn nhấn mạnh giá trị bạn có thể mang lại cho công ty, bất kể bạn đang ứng tuyển cho công việc nào.
Cùng Danh Mục:
Thiết kế những góc bàn ăn nhỏ nhưng vẫn đẹp
Doanh nghiệp đại gia Coca Cola Hellenic rời bỏ Hy Lạp
Ngại đàm phán lương chính là trở ngại lớn cho sự nghiệp
Leave a Reply