Những công cụ phỏng vấn nhà tuyển dụng không chuyên nên biết
Hầu hết những nhà tuyển dụng đều khá quen thuộc với phương pháp này. Công cụ phỏng vấn STAR là một phương pháp dùng để điều tra kinh nghiệm làm việc của ứng viên bằng cách đặt ra những tình huống có liên quan đến nhiệm vụ của ứng viên, xem ứng viên hành động ra sao? Và đạt được kết quả như thế nào?
Để có thể dẫn dắt một buổi phỏng vấn đi đến thành công, thì nhà tuyển dụng nên tham khảo một số công cụ như sau:
1. Công cụ phỏng vấn 3Q
Phương pháp phỏng vấn này được thực hiện như sau: nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn 3 lần tại 3 nơi và 3 địa điểm khác nhau để kiểm chứng những lời nói của ứng viên thông qua cảm giác và phản ứng của ứng viên tại những môi trường khác nhau.
Kỹ thuật này thường được áp dụng với hình thức như là phỏng vấn lần 1, lần 2 và 3. Điểm cần chú ý khi sử dụng công cụ kỹ thuật 3Q là việc tổng hợp và so sánh được sự giống và khác nhau của những lần phỏng vấn từ ứng viên. Và cái hay của kỹ thuật này là trong từng đợt phỏng vấn chúng ta lại có thể sử dụng kèm những công cụ khác để việc đánh giá có thể chuẩn xác hơn và nâng cao tính hiệu quả cho buổi phỏng vấn.
2. Kỹ thuật phỏng vấn đuổi
Công cụ này sẽ được thực hiện như sau: Nhà tuyển dụng hỏi 3 câu hỏi liên tục theo 1 chủ đề (thậm chí nhiều hơn 3 câu hỏi). Mục đích của các câu hỏi đuổi này nhằm xem khả năng trả lời của ứng viên như thế nào.
Nếu là người suy nghĩ cẩn thận thì mạch suy nghĩ sẽ liền mạch và không có mâu thuẫn. Còn nếu người không chân thật thì trong quá trình trả lời sẽ bộc lộ những mâu thuẫn và không đồng nhất. Qua đó người nhà tuyển dụng sẽ đánh giá ứng viên một cách chính xác và rõ ràng.
Bạn mới ra trường và đang muốn tìm việc làm nhưng chưa có kinh nghiệm hãy đến với chúng tối với nhiều yêu cầu tuyển nhân viên lớn của các nhà tuyển dụng lớn sẽ có công việc phù hợp với bạn để bạn tìm việc làm thêm
3. Công cụ phỏng vấn STAR
Hầu hết những nhà tuyển dụng đều khá quen thuộc với phương pháp này. Công cụ phỏng vấn STAR là một phương pháp dùng để điều tra kinh nghiệm làm việc của ứng viên bằng cách đặt ra những tình huống có liên quan đến nhiệm vụ của ứng viên, xem ứng viên hành động ra sao? Và đạt được kết quả như thế nào?
S: Situation – Hoàn cảnh
T: Task – Nhiệm vụ
A: Action – Hành động
R: Result – Kết quả
Mục tiêu: Khám phá ra hành vi ứng xử của một người trong quá khứ. Dự báo hành vi trong tương lai.
4. Công cụ phỏng vấn DISC
DISC là bài Test/trắc nghiệm qua đó để người phỏng vấn nhận biết được ứng viên thuộc nhóm người nào? D-I-S-C: D (quyết đoán, thiên hướng chỉ huy..), I (vui vẻ hòa đồng, thích kết bạn…), S (thân thiện, ít thay đổi…), C (nguyên tắc, chuẩn mực…)
Các công cụ đánh giá DISC không chỉ áp dụng trong phỏng vấn tuyển dụng mà còn giúp thực hiện các hoạt động: Phân tích nhóm, hướng nghiệp, huấn luyện và tư vấn, Quản lý kế hoạch phát triển cá nhân, giải quyết mâu thuẫn.
Thường nhà tuyển dụng sẽ rất khó trong việc đánh giá tính cách của ứng viên qua phương pháp phỏng vấn thông thường. Hành vi của một người thường được xác định sau một quá trình tương tác thường xuyên. Do đó, phương pháp phỏng vấn DISC sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên đầy đủ hơn.
5. Công cụ phỏng vấn BEI (Behavioral Event Interview)
BEI là tiến trình phỏng vấn theo một cấu trúc nhằm giúp dự đoán chính xác hơn tiềm năng của ứng viên cho sự thành công trong công việc sau này. Công cụ này giúp nhà tuyển dụng tập trung khai thác vào tính cách, nội tâm và hành vi của ứng viên nhằm đánh giá về mức độ hòa nhập vào văn hóa công ty.
Vậy BEI có gì khác so với phỏng vấn truyền thống?
– Phỏng vấn truyền thống thường đưa ra những câu hỏi dựa trên “cảm nhận” hoặc “giả định” đối với ứng viên. Chẳng hạn: “Bạn có cho rằng mình có lợi thế về kỹ năng phục vụ khách hàng?”, “Bạn sẽ làm gì nếu gặp phải một khách hàng khó tính?”. Trong khi đó, BEI sẽ hướng đến những câu hỏi cụ thể hơn: “Hãy kể cho tôi nghe một trường hợp khi bạn gặp phải một khách hàng khó tính”; “Lúc đó bạn đã xử lý tình huống như thế nào?”; “Kết quả ra sao?”
6. Công cụ phỏng vấn MBTI
MBTI: là bài trắc nghiệm tính cách, kết quả đưa ra một cách định lượng tính cách của bạn cho 4 cặp phạm trù:
1- Hướng nội/Hướng ngoại;
2- Trực giác/Giác quan;
3- Lý trí/Tình cảm;
4- Nguyên tắc/Linh hoạt.
Bạn hãy khéo léo đưa những tình huống hay câu hỏi phù hợp dựa trên công cụ MBTI để đánh giá vê tính cách của cá nhân ứng viên đó. Điều này sẽ quan trọng vô cùng đối với những công việc mang tính đặc thù riêng biệt như: công việc cần sự tập trung cao độ, công việc gần như độ lập & tác biệt, hay công việc tiếp sức theo nhóm v.v…
Trên đây là một số công cụ có thể mà bạn có thể áp dụng vào quy trình tuyển dụng tại doanh nghiệp bạn đang công tác để tìm được các ứng viên phù hợp nhất cho công việc đăng tuyển cũng như văn hóa, môi trường và sự phát triển của doanh nghiệp.
Leave a Reply