Không cần ép, bé cũng sẽ tự ăn với những phương pháp này
Bắt đầu làm quen với bất kì điều gì cũng cần thời gian để thực hành, từ chuyện tập ăn, tập đứng, tập đi… Chuyện tập ăn cũng vậy. Mới đầu những bữa ăn sẽ vô cùng bừa bãi, thức ăn vương vãi khắp nhà. Nhưng tốt nhất, mẹ nên để bé tự mày mò khám phá, phát triển đôi tay. Hãy yên lặng quan sát và chỉ giúp đỡ bé khi cần thiết.
1. Tập cho bé ăn một mình
– Chuẩn bị 2 chiếc thìa, một cho mẹ và một cho bé. Mẹ và bé đều cầm chiếc thìa của mình. Bắt đầu bằng việc mẹ múc thức ăn và chờ bé bắt chước theo. Có thể bé sẽ muốn giành thìa của mẹ. Khi đó, mẹ hãy trao đổi thìa với bé để bé khám phá cách múc và ăn thức ăn từ thìa của mẹ nhé.
– Dành thời gian để nấu những món ăn mềm, dễ xúc và dính vào thìa.
– Về dụng cụ ăn uống: Bộ thìa, nĩa hay đũa nên có kích thước phù hợp với đôi tay của bé. Nên dùng loại thìa có đầu lớn, tròn và không sắc, không nên chọn loại thìa, nĩa và bát chén dùng một lần, sẽ rất dễ bị đổ vỡ hoặc nhăn nhúm, cản trở quá trình tập ăn của bé.
2. Kiên nhẫn với bé thời gian đầu
Bắt đầu làm quen với bất kì điều gì cũng cần thời gian để thực hành, từ chuyện tập ăn, tập đứng, tập đi… Chuyện tập ăn cũng vậy. Mới đầu những bữa ăn sẽ vô cùng bừa bãi, thức ăn vương vãi khắp nhà. Nhưng tốt nhất, mẹ nên để bé tự mày mò khám phá, phát triển đôi tay. Hãy yên lặng quan sát và chỉ giúp đỡ bé khi cần thiết.
3.Tập cho con cách cư xử trên bàn ăn
Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên việc tập cho con thói quen ăn uống lịch sự ngay từ bước khởi đầu bằng cách:
– Mẹ hãy “lôi kéo” con vào cuộc nói chuyện ở bàn ăn.
– Bạn phải làm gương, ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng trước mắt bé. Đừng bảo con phải ăn món này món kia khi mà bạn chẳng bao giờ đụng đến chúng.
– Cư xử lịch sự trong bàn ăn như nói “cảm ơn” mỗi khi nhờ ai làm việc gì đó cho mình. Chẳng bao lâu sau bé sẽ nắm bắt những điều này và thực hành thành thạo.
Lê Thúy
Leave a Reply